Cẩm nang IFRS cho người Việt

Công văn số 3966/CT-TTHT của Cục thuế Hà Nội hướng dẫn về việc hạch toán chi phí lãi vay theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (24/01/2018)

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 3966/CT-TTHT
V/v hạch toán CP lãi vay theo NĐ s 20/2017/NĐ-CP đối với DN có giao dịch liên kết.

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2018

 

Kính gửi: Công ty CP tập đoàn Hà Đô
(Đ/c: Số 8 Láng Hạ - Thành Công - Q. Ba Đình - Hà Nội)
MST: 0100283802

Trả lời công văn số 04/CTHĐ-KT ngày 02/01/2018 của Công ty CP tập đoàn Hà Đô, Cục thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính Phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định cách xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù:

“Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.

Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.

Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mu s 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

- Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính Phủ hướng dẫn kê khai mẫu số 01 Thông tin quan hệ liên kết và giao dịch liên kết quy định:

- Chỉ tiêu “Chi phí lãi tiền vay”: Ghi giá trị chi phí lãi vay tính vào chi phí tài chính trong kỳ....

+ Cột (6): Ghi tổng giá trị theo xác định tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, theo APA đối với giao dịch phát sinh với các bên liên kết và giá trị ghi tại s kế toán đối với giao dịch phát sinh với các bên độc lập.

- Căn cứ nội dung Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

“Ghi nhận chi phí đi vay

06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định tại đoạn 07.

07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty CP tập đoàn Hà Đô (sau đây gọi là Công ty) có phát sinh giao dịch liên kết thì Công ty xác định chi phí lãi vay được trừ theo nguyên tc sau:

1. Chi phí lãi vay được xác định là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của Công ty (không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ các bên liên kết hay từ các bên độc lập).

2. Phần chi phí lãi vay đủ điều kiện được vốn hóa vào giá trị dự án đầu tư trong kỳ được trừ ra khỏi tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ khi xác định chi phí lãi vay được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP nêu trên.

3. Trường hợp Công ty có phát sinh khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn thì khi xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại khoản 3 điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP nêu trên, Công ty không được bù trừ khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay với phần chi trả lãi vay phát sinh trong kỳ.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế s 5 để được hướng dẫn cụ thể.

Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty được biết thực hiện./.

 

 

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn