Chuyên trang văn bản pháp luật kế toán kiểm toán
Thông tư 183/2013/TT-BTC về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng
BỘ TÀI CHÍNH Số: 183/2013/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT Hà Nội, ngày 04 tháng 12
năm 2013 |
THÔNG TƯ
VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG
Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng
3 năm 2011;
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12
ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm
2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm
toán độc lập;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông
tư về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị
có lợi ích công chúng. Đơn vị có lợi ích công chúng là đơn vị được quy định tại
Điều 4 của Thông tư này.
2. Kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng là công ty đại
chúng và tổ chức tín dụng thực hiện niêm yết, chào bán chứng khoán ra công
chúng phải áp dụng các quy định của Thông tư này, Luật các tổ chức tín dụng và
các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận, kiểm toán viên hành
nghề được chấp thuận.
2. Đơn vị có lợi ích công chúng.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc kiểm toán
báo cáo tài chính, các thông tin tài chính và các báo cáo khác của các đơn vị
có lợi ích công chúng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Báo cáo tài chính năm của đơn vị có lợi ích
công chúng" là báo cáo tài chính được lập theo quy định của pháp luật
về kế toán, bao gồm báo cáo tài chính riêng, báo cáo tài chính tổng hợp và báo
cáo tài chính hợp nhất của đơn vị có lợi ích công chúng nếu đơn vị có lợi ích
công chúng là đối tượng phải tổng hợp báo cáo tài chính hoặc hợp nhất báo cáo
tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. "Tổ chức kiểm toán" là doanh nghiệp kiểm
toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt
3. "Tổ chức kiểm toán được chấp thuận" là
tổ chức kiểm toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm
toán, soát xét báo cáo tài chính, các thông tin tài chính và các báo cáo khác của
các đơn vị có lợi ích công chúng.
4. "Kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận"
là kiểm toán viên hành nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực
hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, các thông tin tài chính và các báo
cáo khác của các đơn vị có lợi ích công chúng.
5. "Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận" là Bộ
Tài chính đối với việc chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
khác; là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với việc chấp thuận kiểm toán cho đơn
vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.
Điều 4. Đơn vị có lợi ích công chúng
Trong phạm vi hướng dẫn của Thông tư này, đơn vị có lợi ích
công chúng bao gồm:
1. Đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán,
gồm: công ty đại chúng quy mô lớn, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng
khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và
các công ty quản lý quỹ.
2. Đơn vị có lợi ích công chúng khác, gồm:
a) Công ty đại chúng ngoại trừ các công ty đại chúng quy mô
lớn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài (trừ các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc quy định tại khoản 1 Điều này);
c) Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích của
công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị đó theo quy định của pháp
luật.
Khái niệm công ty đại chúng quy mô lớn được quy định tại
khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Điều 5. Kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính của đơn vị
có lợi ích công chúng
1. Báo cáo tài chính năm, các báo cáo khác của đơn vị có lợi
ích công chúng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được kiểm
toán.
2. Báo cáo tài chính quý, 06 tháng của đơn vị có lợi ích
công chúng nếu quy định pháp luật yêu cầu phải được tổ chức kiểm toán thực hiện
soát xét trước khi công khai thì phải được tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực
hiện soát xét theo quy định của Thông tư này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận
1. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán
cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm
toán được Bộ Tài chính cấp còn hiệu lực;
b) Có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh
doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt
c) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 07 người trở
lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại
Điều 8 của Thông tư này. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, có số lượng kiểm toán
viên hành nghề từ 10 người trở lên;
d) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu
là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký
hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm
toán;
đ) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cho
tối thiểu 100 khách hàng tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ
sơ đăng ký. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là
250 khách hàng.
Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp
hồ sơ thì phải có thêm điều kiện đã phát hành báo cáo kiểm toán (hoặc báo cáo kết
quả công tác soát xét) báo cáo tài chính cho tối thiểu 05 khách hàng là đơn vị
có lợi ích công chúng tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ
đăng ký thực hiện kiểm toán. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng
tối thiểu này là 10 khách hàng;
e) Có hệ thống kiểm soát chất lượng đạt yêu cầu theo quy định
của chuẩn mực kiểm toán Việt
g) Đã thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích
lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;
h) Không thuộc các trường hợp không được xem xét, chấp thuận
quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
i) Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm
toán theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Thông tư này.
2. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán
cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngoài việc phải
đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, e, g, h, i khoản 1 Điều này, phải
có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở
lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại
Điều 8 của Thông tư này. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, có số lượng kiểm toán
viên hành nghề từ 15 người trở lên;
b) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu
là 36 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký
hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm
toán;
c) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cho
tối thiểu 150 khách hàng tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ
sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách
hàng tối thiểu này là 300 khách hàng.
Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp
hồ sơ thì phải có thêm điều kiện đã phát hành báo cáo kiểm toán (hoặc báo cáo kết
quả công tác soát xét) báo cáo tài chính cho tối thiểu 10 khách hàng là đơn vị
có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán tính từ ngày 01/01 của năm nộp
hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Từ kỳ chấp thuận cho năm
2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là 20 khách hàng.
Điều 7. Các trường hợp tổ chức kiểm toán được chấp thuận
không được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 9 của Nghị định số
17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập, tổ chức kiểm toán được chấp thuận
không được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trong các trường
hợp sau:
1. Tổ chức kiểm toán là khách hàng đang hưởng những điều kiện
ưu đãi ngoài mức thông thường của đơn vị có lợi ích công chúng.
2. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban
kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của tổ chức kiểm toán là người
có trách nhiệm quản lý, điều hành của đơn vị có lợi ích công chúng được kiểm
toán.
Điều 8. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp
thuận
Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Luật kiểm toán độc lập,
kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận phải có các tiêu chuẩn sau:
1. Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ điều kiện hành
nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời điểm nộp
hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
2. Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt
Điều 9. Kỳ xem xét, chấp thuận
Việc xem xét, chấp thuận tổ chức kiểm toán và kiểm toán
viên hành nghề đủ tiêu chuẩn, điều kiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công
chúng được thực hiện định kỳ một năm một lần. Kỳ chấp thuận được tính theo năm
dương lịch từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
Điều 10. Hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
1. Đơn đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích
công chúng (theo mẫu tại Phụ lục 01).
2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và Điều
lệ công ty.
3. Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán.
4. Danh sách kiểm toán viên hành nghề đề nghị chấp thuận,
trong đó nêu rõ thời gian (số tháng) thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt
5. Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động của tổ
chức kiểm toán trong năm trước liền kề, bao gồm:
a) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
b) Danh sách khách hàng theo quy định tại điểm đ khoản 1 hoặc
điểm c khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
c) Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của
kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán;
d) Các vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính của tổ
chức kiểm toán (nếu có);
đ) Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ
chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kiểm toán (như
tăng, giảm thành viên góp vốn; tăng, giảm vốn điều lệ);
e) Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên
hành nghề (như tăng, giảm kiểm toán viên hành nghề, các vi phạm đạo đức nghề
nghiệp của kiểm toán viên hành nghề);
g) Bản mô tả về việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát
chất lượng theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
6. Bản sao chứng thực hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp đang còn hiệu lực trong trường hợp tổ chức kiểm toán
không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
7. Trường hợp đăng ký từ lần thứ hai trở đi, tổ chức kiểm
toán không phải nộp các tài liệu quy định tại khoản 2, khoản 3, điểm c, điểm g
khoản 5, khoản 6 Điều này nếu không có thay đổi so với lần đăng ký gần nhất.
Điều 11. Xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức
kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề
1. Từ ngày 01/10 đến ngày 20/10 hàng năm, tổ chức kiểm toán
nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này cho Bộ Tài chính để
được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Trường hợp
tổ chức kiểm toán đăng ký kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh
vực chứng khoán thì đồng thời nộp 01 bộ hồ sơ cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trong quá trình xem xét, nếu hồ sơ chưa đúng theo quy định
thì trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền chấp
thuận yêu cầu tổ chức kiểm toán hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức kiểm toán phải hoàn
thiện hồ sơ trước ngày 05/11. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu theo quy định
thì cơ quan có thẩm quyền chấp thuận có văn bản thông báo cho tổ chức kiểm
toán.
3. Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận và công khai danh sách
tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện
kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng (theo mẫu tại Phụ lục 02a, Phụ lục
02b) trước ngày 15/11 hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử của mình. Tổ
chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề có tên trong danh sách này được thực
hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại khoản 2 Điều 4 của
Thông tư này.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, chấp thuận và công
khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp
thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng
khoán trước ngày 20/11 hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử của mình. Tổ
chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề có tên trong danh sách này được thực
hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại khoản 1 Điều 4 của
Thông tư này.
4. Căn cứ danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm
toán viên hành nghề được chấp thuận, đơn vị có lợi ích công chúng lựa chọn tổ
chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề để kýhợp đồng thực hiện kiểm toán
cho đơn vị mình. Danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp
thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và danh sách tổ chức kiểm
toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích
công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán được cập nhật khi có quyết định thay đổi
của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Các trường hợp không được xem xét, chấp thuận
1. Các trường hợp không được xem xét, chấp thuận bao gồm:
a) Tổ chức kiểm toán đang bị đình chỉ hoạt động kinh doanh
dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;
b) Tổ chức kiểm toán không sửa chữa, khắc phục kịp thời các
sai phạm theo kiến nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
c) Tổ chức kiểm toán có những khiếu kiện về kết quả kiểm
toán và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là có sai phạm;
d) Tổ chức kiểm toán có chất lượng kiểm toán không đạt yêu
cầu theo kết quả kiểm tra hoặc kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
trong năm được xem xét;
đ) Kiểm toán viên hành nghề phụ trách hồ sơ kiểm toán có chất
lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo kết quả kiểm tra hoặc kết luận của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền trong năm được xem xét;
e) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề có hành vi
vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề kiểm toán và đã bị cơ quan có thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật trong năm được xem
xét;
g) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề giả mạo,
khai man trong việc kê khai các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia kiểm
toán;
h) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không giải
trình, giải trình không đạt yêu cầu hoặc không cung cấp thông tin, số liệu liên
quan đến hoạt động kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
i) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị hủy bỏ tư
cách được chấp thuận kiểm toán trong thời gian chưa quá 24 tháng kể từ ngày bị
hủy bỏ;
k) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không thực
hiện thông báo, báo cáo theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;
l) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thuộc một
trong các trường hợp quy định tại điểm d, đ, g, h khoản 1 Điều này thì sau 12
tháng, kể từ ngày có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, mới được xem
xét, chấp thuận.
3. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không đăng
ký thực hiện kiểm toán hoặc có đăng ký nhưng không được chấp thuận không được
tiếp tục thực hiện các hợp đồng kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác đã ký và
không được ký thêm các hợp đồng mới với đơn vị có lợi ích công chúng.
Điều 13. Đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm
toán
1. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ
tư cách được chấp thuận kiểm toán trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán tự nguyện
rút đơn đăng ký thực hiện kiểm toán;
b) Vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều
14 của Thông tư này;
c) Chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo kết quả kiểm
tra hoặc kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên cơ sở chuẩn mực kế
toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp luật có liên
quan;
d) Tổ chức kiểm toán không có đủ số lượng kiểm toán viên
hành nghề được chấp thuận theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm a khoản 2
Điều 6 của Thông tư này trong vòng 03 tháng liên tục;
đ) Tổ chức kiểm toán có những khiếu kiện về kết quả kiểm
toán đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận là có sai phạm;
e) Tổ chức kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm
toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;
g) Kiểm toán viên hành nghề có những khiếu kiện về kết quả
kiểm toán đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận là có sai phạm;
h) Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán
theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề bị hết hiệu lực hoặc không còn
giá trị.
2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ
tư cách được chấp thuận kiểm toán kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực và
theo thời hạn ghi trong quyết định đình chỉ.
3. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị hủy bỏ tư
cách được chấp thuận kiểm toán trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức kiểm toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kiểm toán, hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; Kiểm
toán viên hành nghề bị thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng
ký hành nghề kiểm toán;
b) Vi phạm nghiêm trọng (như vi phạm nhiều lần, vi phạm có
hệ thống) các nghĩa vụ quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều 14 của Thông tư này;
c) Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
4. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị hủy bỏ tư
cách được chấp thuận kiểm toán chỉ được xem xét chấp thuận lại sau 24 tháng kể
từ ngày bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận.
5. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hoặc
bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán không được tiếp tục thực hiện các hợp
đồng kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm khác đã ký, không được ký thêm các hợp đồng
mới với đơn vị có lợi ích công chúng kể từ ngày quyết định đình chỉ tư cách hoặc
hủy bỏ tư cách có hiệu lực.
Điều 14. Nghĩa vụ của tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên
hành nghề được chấp thuận
1. Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 18 và Điều 29 của
Luật kiểm toán độc lập.
2. Nắm vững và thường xuyên cập nhật các quy định của pháp
luật có liên quan đến báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
3. Thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán cho
đơn vị có lợi ích công chúng trong kỳ được chấp thuận quy định tại Điều 9 của
Thông tư này.
4. Giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt
động kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện đơn vị được kiểm
toán không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến lập và trình bày
báo cáo tài chính được kiểm toán thì phải thông báo bằng văn bản và kiến nghị
đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm. Trường
hợp đơn vị được kiểm toán không sửa chữa và xử lý sai phạm thì phải ghi ý kiến
vào báo cáo kiểm toán hoặc thư quản lý theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện đơn vị được kiểm
toán có những sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định
liên quan đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì phải thông báo bằng văn bản
cho đơn vị được kiểm toán và người thứ ba theo quy định của chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
6. Thực hiện đầy đủ và kịp thời việc phát hành thư quản lý
để thông báo cho đơn vị được kiểm toán về:
a) Những nội dung quan trọng phát hiện trong quá trình kiểm
toán, đặc biệt là những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ liên
quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính;
b) Việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý
kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán mà giới hạn này có nguyên nhân từ khách
hàng, đơn vị được kiểm toán;
c) Việc đơn vị được kiểm toán không đồng ý điều chỉnh các
sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính theo đề nghị của tổ chức kiểm toán dẫn
đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán;
d) Những hành vi không tuân thủ pháp luật liên quan đến lập
và trình bày báo cáo tài chính có thể gây ra sai sót trọng yếu trong báo cáo
tài chính.
Đối với những nội dung quy định tại điểm d khoản này thì đồng
thời phải thông báo bằng văn bản cho đại diện chủ sở hữu (Chủ tịch công ty, Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên và đại diện chủ sở hữu khác (nếu có) theo
quy định của pháp luật) của đơn vị được kiểm toán và cơ quan có thẩm quyền chấp
thuận chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày kiểm toán viên và tổ chức kiểm
toán có văn bản kết luận chính thức về ý kiến kiểm toán hoặc kể từ ngày kiểm
toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán có đủ cơ sở hợp lý để xác định đơn vị
được kiểm toán có hành vi không tuân thủ pháp luật.
7. Không được giao một phần hoặc toàn bộ công việc kiểm
toán đơn vị có lợi ích công chúng cho tổ chức kiểm toán không được chấp thuận
thực hiện, trừ trường hợp sử dụng công việc của chuyên gia theo quy định của
chuẩn mực kiểm toán. Trường hợp thực hiện hoạt động liên danh, liên kết trong
việc kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thì chỉ được thực hiện giữa các
tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
8. Báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi thay đổi
tên gọi, trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách kiểm toán viên hành nghề và các
thay đổi dẫn đến việc không còn đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán trong
vòng 10 ngày kể từ khi có thay đổi.
9. Xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ
theo quy định của Bộ Tài chính.
10. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị về các tồn tại,
sai sót phát hiện trong các cuộc kiểm tra, soát xét chất lượng.
11. Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Giám sát, kiểm tra chất lượng
1. Cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi chức năng của mình
thực hiện việc kiểm tra, soát xét báo cáo tài chính đã được kiểm toán của đơn vị
có lợi ích công chúng.
2. Bộ Tài chính giám sát, kiểm tra đối với tổ chức kiểm
toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước trực tiếp giám sát, kiểm tra đối với tổ chức kiểm toán
được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh
vực chứng khoán.
3. Nội dung giám sát, kiểm tra:
a) Giám sát điều kiện được chấp thuận thực hiện kiểm toán
cho đơn vị có lợi ích công chúng của các tổ chức kiểm toán trong kỳ được chấp
thuận;
b) Giám sát việc công bố thông tin trong báo cáo minh bạch
theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này;
c) Chủ trì, phối hợp với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt
d) Xử lý và công khai kết quả xử lý trên trang thông tin điện
tử của mình các sai phạm phát hiện qua kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của
tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
4. Việc kiểm tra chất lượng kiểm toán được thực hiện theo
quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Ngoài kiểm tra định kỳ, có
thể kiểm tra đột xuất nếu tổ chức kiểm toán được chấp thuận có dấu hiệu vi phạm
pháp luật, vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán.
5. Phạm vi kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán, bao gồm:
Kiểm tra hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ của tổ chức kiểm toán được chấp
thuận, kiểm tra các hồ sơ kiểm toán; kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực
kiểm toán và các yêu cầu về tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp.
6. Sau mỗi cuộc kiểm tra phải lập báo cáo kết quả kiểm tra.
Báo cáo kết quả kiểm tra phải nêu từng bước của quá trình kiểm tra, nội dung và
các phần hành của công việc kiểm tra, các thủ tục kiểm tra đã thực hiện, kết luận
về kết quả kiểm tra, các tồn tại và kiến nghị sửa chữa, khắc phục.
7. Trường hợp cần thiết cơ quan có thẩm quyền lập hội đồng
chuyên môn để tư vấn cho việc xem xét, xử lý sai phạm của tổ chức kiểm toán, kiểm
toán viên hành nghề được chấp thuận và đơn vị có lợi ích công chúng.
Điều 16. Báo cáo minh bạch
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài
chính, tổ chức kiểm toán được chấp thuận phải công khai trên trang, cổng thông
tin điện tử của mình báo cáo minh bạch hàng năm (theo mẫu tại Phụ lục 03) trong
thời gian tối thiểu 12 tháng.
2. Báo cáo minh bạch phải được cập nhật thường xuyên các
thông tin trong vòng 30 ngày kể từ khi có thay đổi.
Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng
1. Lựa chọn tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề
được chấp thuận để thực hiện việc kiểm toán các báo cáo quy định tại Điều 5 của
Thông tư này.
2. Không được lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận
khác đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính khi báo cáo tài chính đó đã được một tổ
chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán, trừ trường hợp được phép
theo quy định của pháp luật.
3. Chấm dứt việc thực hiện hợp đồng kiểm toán đã ký với tổ
chức kiểm toán được chấp thuận trong trường hợp tổ chức kiểm toán đó bị đình chỉ
hoặc bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán hoặc trong trường hợp tổ chức
kiểm toán đó không còn là tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Lựa chọn tổ chức
kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận khác để thực hiện kiểm
toán các báo cáo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
4. Yêu cầu tổ chức kiểm toán được chấp thuận thay đổi kiểm
toán viên hành nghề trong trường hợp kiểm toán viên hành nghề đó bị đình chỉ hoặc
bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán hoặc trong trường hợp kiểm toán
viên hành nghề đó không còn là kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận.
5. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận tổ chức kiểm
toán thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình lý do thay đổi tổ chức kiểm toán được
chấp thuận so với năm trước liền kề và lý do thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp
thuận đang thực hiện kiểm toán (nếu có).
6. Thông báo với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận tổ chức
kiểm toán thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình khi phát hiện kiểm toán viên hành
nghề và tổ chức kiểm toán được chấp thuận vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
7. Giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến
các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
8. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và
trách nhiệm quy định tại Điều 57 của Luật kiểm toán độc lập và các quy định
khác của pháp luật hiện hành về kiểm toán độc lập.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/01/2014
và thay thế Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp
thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh
chứng khoán.
2. Đối với kỳ chấp thuận năm 2014:
a) Tổ chức kiểm toán đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị
có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải tuân thủ quy định về điều
kiện và hồ sơ theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007.
b) Tổ chức kiểm toán hiện đang được cung cấp dịch vụ kiểm
toán theo quy định có văn bản đề nghị với Bộ Tài chính trước ngày 20/01/2014 để
được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác. Bộ
Tài chính công khai danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được
chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác trước ngày
31/01/2014 trên trang, cổng thông tin điện tử của mình.
3. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
thi hành, căn cứ hướng dẫn của Thông tư này, các Bộ, ngành liên quan rà soát để
có quy định thống nhất, phù hợp về điều kiện lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập
đủ điều kiện thực hiện kiểm toán cho doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.
4. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản
ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận: |